Giải Đáp và Hướng Dẫn: Lm. Antôn Pađôva Hà Văn Minh, Gp. Phú Cường |
Hỏi 447 |
Cho em hỏi! Nhà em không theo đạo nào cả, chỉ là thờ cúng giỗ ông bà đã khuất thôi. Và em quen một người theo đạo công giáo. Nhà anh ấy buộc em phải theo đạo mới cưới nhau. Vậy cho em hỏi khi em theo đạo bên anh ấy, về nhà bên em có được làm những việc như sau không:-Trong hôn lễ, dâu rễ có được làm lễ gia tiên trước bàn thờ không?- Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương để bày tỏ lòng cung kính người đã khuất không? E xin cảm ơn ạ!Kim quý |
Đáp:Kim Quí thân mến,Em không cần phải bối rối lo lắng về hai vấn nữa em đưa ra. Thực ra đức tin Công giáo không ngăn trở em thực hiện hai điều ấy, vì Việc rước dâu làm lễ gia tiên trước bàn thờ ông bà là hành vi hiếu nghĩa, nói lên lòng biết ơn và thảo hiếu đối với ông bà tổ tiên. Đó cũng là giới răn Chúa bắt buộc: Ngươi phải thảo kính cha mẹ ngươi. Vì thế việc tôn kính Tổ tiên ông bà cha mẹ không nghịch với đức tin công giáo, trái lại Giáo hội công giáo còn ra sức cổ vũ khích lệ về các việc tỏ bày lòng thảo hiếu của con cháu đối với tổ tiên ông bà cha mẹ.Trong tang lễ em được phép vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương theo phong tục địa phương. Nhưng không được phép bái lạy các tượng thần phật, điều đó ngược với đức tin Công giáo chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi, và không được tham gia vào những việc làm mang tính mê tín dị đoan (như đốt vàng mã).Để giúp em hiểu rõ hơn, tôi xin được trích dẫn về quyết nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về vấn đề này:Vào ngày 14 tháng 11 năm 1974, Hội nghị các giám mục họp tại Nha Trang đã đưa ra quyết nghị về vấn đề Thờ Kính Tổ Tiên trong 6 điểm:a. Bàn thờ Gia Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa, miễn là không bày biện gì mê tín như hồn bạch.b. Đốt hương, nhang, đèn, nến trước bàn thờ Tổ Tiên và những cử chỉ hiếu thảo tôn kính được phép làm.c. Ngày “kỵ nhật” được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là bỏ những gì dị đoan mê tín như đốt vàng mã,… giảm thiểu, canh cải những lễ vật biểu dương ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà, như dâng hoa trái, hương đèn…d. Trong hôn lễ, cô dâu, chú rể được làm lễ Tổ, lễ Gia Tiên vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, trình diện với ông bà.e. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt hương vái lạy theo phong tục địa phương để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.f. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thành Hoàng tại đình làng để tỏ lòng cung kính biết ơn với những vị mà theo lịch sử là có công với dân tộc hoặc là ân nhân của dân làng, chứ không như mê tín đối với các “yêu thần”, “tà thần”.Chúc em an vui Từ khóa tìm kiếm: bàn thờ gia tiên công giáo |